Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
51767

LỊCH SỬ HÍNH THÀNH PHƯỜNG MAI LÂM

Ngày 28/07/2021 14:29:18

LỊCH SỬ HÍNH THÀNH PHƯỜNG MAI LÂM

Lịch sử hình thành phường Mai Lâm

Vùng đất Mai Lâm xưa vốn là địa bàn tụ cư của người Việt cổ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Đông Sơn (cách đây hơn 2000 năm) tại sườn núi Tháp (núi Chè) và trên những gò đất cao ở làng Kim Cốc là minh chứng cụ thể.

Theo sử sách ghi chép vào đầu Công nguyên , vùng đất Mai Lâm thuộc huyện Cư Phong, tiếp đến là huyện Thường Lạc, An Thuận, Cổ Chiến, Cổ Bình. Đến thế kỷ XV thuộc địa bàn huyện Ngọc Sơn do phủ Tĩnh Ninh kiêm lý.

Theo sách Việt Nam các tổng trấn danh bị lãm (tên các làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX), đầu thời Nguyễn các thôn Kim Cốc, Hữu Lại thuộc xã Đồng Đội, thôn Chỉ Trung thuộc xã Đồng Loan, tổng Duyên La, huyện Ngọc Sơn.

Đến cuối thế kỷ XIX theo sách Đổng khánh dư địa chí các thôn Kim Cốc, Hữu Lại vẫn thuộc xã Đồng Đội, thôn Chỉ Trung thuộc xã Đồng Loan, tổng Tuần La, huyện Ngọc Sơn.

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 vùng đất Mai Lâm ngày nay thuộc tổng Tuần La. Cách mạng tháng 8 thành công tháng 11 năm 1945 xã Mai Lâm được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 làng: Kim Cốc, Hữu Lại và Chỉ Trung. Đến tháng 8 năm 1947 thực hiện chủ trương của cấp trên các xã Mai Lâm, Tùng Lâm và Quế Lâm sáp nhập lại thành xã Trường Lâm.

Thực hiện chủ trương của Uỷ ban hành chính tỉnh Thanh Hoá về việc phân chia địa giới hành chính các huyện và xã trong tỉnh, tháng 9 năm 1954 xã Mai Lâm được tái lập trên cơ sở tách xã Trường Lâm lúc này xã Mai Lâm có 3 làng: Kim Cốc, Hữu Lại và Chỉ Trung.

Từ năm 1958 trở đi tên gọi và địa giới các làng có sự thay đổi. Năm 1958 đến đầu năm 1960 thực hiện phong trào hợp tác hoá xã Mai Lâm thành lập 10 hợp tác xã nhỏ trong đó làng Kim Cốc có 5 hợp tác xã (Tháp Sơn, Kim Sơn, Kim Phú, Kim Mã, Kim Đồng), làng Hữu Lại có 4 hợp tác xã (Hữu Đạo, Hữu Đức, Hữu Nhân, Hữu Tài), làng Chỉ Trung có 1 hợp tác xã là hợp tác xã Tân Thành, nửa cuối năm 1960 10 hợp tác xã nhỏ trên hợp nhất thành 3 hợp tác xã lớn, 5 hợp tác xã ở làng Kim Cốc hợp thành hợp tác xã Kim Tiến, 4 hợp tác xã của làng Hữu Lại hợp thành hợp tác xã Trường Thành, hợp tác xã Tân Thành giữ nguyên.

Năm 1974 sáp nhập hợp tác xã Tân Thành và hợp tác xã Trường Thành thành hợp tác xã Trung Thành. Năm 1977 hợp tác xã Kim Tiến sáp nhập với hợp tác xã Trung Thành thành hợp tác xã toàn xã (Hợp tác xã Mai Lâm).

Năm 1980 hợp tác xã toàn xã lại tách thành 3 hợp tác xã nhỏ là hợp tác xã Kim Tiến, hợp tác xã Trường Thành và hợp tác xã Tân Thành.

Năm 1983 thành lập hợp tác xã lâm thời Hải Lâm, năm 1990 thực hiện chủ trương của cấp trên 4 hợp tác xã trên đổi thành 4 thôn gồm: Kim Tiến, Trường Thành, Tân Thành và Hải Lâm.

Năm 2007 thực hiện Quyết Định số 1845/QĐ-UBND ngày 25/6/2007 của UBND tỉnh Thanh Hoá thôn Trường Thành tách ra thành 5 thôn: Hữu Đạo, Hữu Đức, Hữu Nhân, Hữu Tài và Hữu Nam, thôn Kim Tiến được tách thành 4 thôn: Tháp Sơn, Đại Đồng, Sơn Phú và Bản Cát, thôn Tân Thành và Hải Lâm được giữ nguyên. Hiện nay xã Mai Lâm gồm 11 thôn: Hữu Đạo, Hữu Đức, Hữu Tài, Hữu Nhân, Hữu Nam, Tháp Sơn, Đại Đồng, Sơn Phú, Bản Cát, Tân Thành, Hải Lâm.

Theo Quyết định số 3110/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đổi tên; chuyển thôn thành khu phố; sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Phường Mai Lâm sau khi sáp nhập, cộng đồng dân cư được phân bố ở 7 Tổ dân phố, cụ thể như sau:

1. Tổ dân phố Hải Lâm có 311 hộ, 1175 người, diện tích 241.18 ha;

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp Tổ dân phố Hữu Tài; Phía Tây giáp xã Tân Trường; Phía Nam xã Trường Lâm; Phía Bắc giáp xã Tùng Lâm

- Chi bộ có 23 đảng viên; Ban Công tác Mặt trận có 6 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 29 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 44 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 109 hội viên; Chi hội Nông dân có 47 hội viên;

- Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 5 người là Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng Chi đoàn, Chi hội.

2. Tổ dân phố Hữu Tài có 315 hộ, 1208 người, diện tích 268.2 ha;

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp Tổ dân phố Tân Thành; Phía Tây giáp Tổ dân phố Hải Lâm; Phía Nam giáp phường Hải Thượng và phường Trường Lâm; Phía Bắc giáp Tổ dân phố Hữu Nhân.

- Chi bộ có 18 đảng viên; Ban Công tác Mặt trận có 6 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 32 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 22 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 95 hội viên; Chi hội Nông dân có 44 hội viên;

- Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 5 người là Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng Chi đoàn, Chi hội.

3. Tổ dân phố Hữu Nhân có 294 hộ, 1.154 nhân khẩu, diện tích 223 ha.

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp Tổ dân phố Tân Thành; Tây giáp Tổ dân phố Hải Lâm; Phía Nam giáp Tổ dân phố Hữu Tài;Phía Bắc giáp Tổ dân phố Hữu Lại.

- Chi bộ có 24 đảng viên; Ban Công tác Mặt trận có 6 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 20 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 42 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 109 hội viên; Chi hội Nông dân có 29 hội viên;

- Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 5 người là Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng Chi đoàn, Chi hội

4. Tổ dân phố Hữu Lại có 256 hộ, 1104 người, diện tích 238.2 ha;

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp Tổ dân phố Kim Phú mới; Phía Tây giáp xã Tùng Lâm; Phía Nam giáp Tổ dân phố Hữu Nhân; Phía Bắc giáp phường Trúc Lâm.

- Chi bộ có 27 đảng viên; Ban Công tác Mặt trận có 6 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 30 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 28 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 129 hội viên; Chi hội Nông dân có 40 hội viên;

- Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 5 người là Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng Chi đoàn, Chi hội.

5. Tổ dân phố Tân Thành; có 462 hộ; Dân số: 1602 người; Diện tích: 180.6 ha.

- Vị trí địa lý:

+ Phía Đông giáp phường Tĩnh Hải;

+ Phía Tây giáp Tổ dân phố Hữu Tài;

+ Phía Nam giáp đất phường Hải Thượng ;

+ Phía Bắc giáp Tổ dân phố Hữu Nhân;

6. Tổ dân phố Kim Sơn có 269 hộ, 1087 người, diện tích 269 ha;

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp phường Tĩnh Hải; Phía Tây giáp Tổ dân phố Hữu Lại; Phía Nam giáp Tổ dân phố Kim Phú; Phía Bắc giáp phường Trúc Lâm

- Chi bộ có 21 đảng viên; Ban Công tác Mặt trận có 6 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 17 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 46 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 97 hội viên; Chi hội Nông dân có 70 hội viên;

- Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 5 người là Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng Chi đoàn, Chi hội.

7. Tổ dân phố Kim Phú có 365 hộ, 1213 người, diện tích 359.5 ha;

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp phường Tĩnh Hải; Phía Tây giáp Tổ dân phố Hữu Lại; Phía Nam giáp phường Hải Thượng; Phía Bắc giáp Tổ dân phố Kim Sơn.

- Chi bộ có 40 đảng viên; Ban Công tác Mặt trận có 6 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 27 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 60 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 132 hội viên; Chi hội Nông dân có 125 hội viên;

- Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 5 người là Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng Chi đoàn, Chi hội.

Căn cứ Nghị quyết số 933/NQ-UBTVQH14, ngày 22/4/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Xã Mai Lâm đổi thành phường Mai Lâm.

LỊCH SỬ HÍNH THÀNH PHƯỜNG MAI LÂM

Đăng lúc: 28/07/2021 14:29:18 (GMT+7)

LỊCH SỬ HÍNH THÀNH PHƯỜNG MAI LÂM

Lịch sử hình thành phường Mai Lâm

Vùng đất Mai Lâm xưa vốn là địa bàn tụ cư của người Việt cổ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Đông Sơn (cách đây hơn 2000 năm) tại sườn núi Tháp (núi Chè) và trên những gò đất cao ở làng Kim Cốc là minh chứng cụ thể.

Theo sử sách ghi chép vào đầu Công nguyên , vùng đất Mai Lâm thuộc huyện Cư Phong, tiếp đến là huyện Thường Lạc, An Thuận, Cổ Chiến, Cổ Bình. Đến thế kỷ XV thuộc địa bàn huyện Ngọc Sơn do phủ Tĩnh Ninh kiêm lý.

Theo sách Việt Nam các tổng trấn danh bị lãm (tên các làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX), đầu thời Nguyễn các thôn Kim Cốc, Hữu Lại thuộc xã Đồng Đội, thôn Chỉ Trung thuộc xã Đồng Loan, tổng Duyên La, huyện Ngọc Sơn.

Đến cuối thế kỷ XIX theo sách Đổng khánh dư địa chí các thôn Kim Cốc, Hữu Lại vẫn thuộc xã Đồng Đội, thôn Chỉ Trung thuộc xã Đồng Loan, tổng Tuần La, huyện Ngọc Sơn.

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 vùng đất Mai Lâm ngày nay thuộc tổng Tuần La. Cách mạng tháng 8 thành công tháng 11 năm 1945 xã Mai Lâm được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 làng: Kim Cốc, Hữu Lại và Chỉ Trung. Đến tháng 8 năm 1947 thực hiện chủ trương của cấp trên các xã Mai Lâm, Tùng Lâm và Quế Lâm sáp nhập lại thành xã Trường Lâm.

Thực hiện chủ trương của Uỷ ban hành chính tỉnh Thanh Hoá về việc phân chia địa giới hành chính các huyện và xã trong tỉnh, tháng 9 năm 1954 xã Mai Lâm được tái lập trên cơ sở tách xã Trường Lâm lúc này xã Mai Lâm có 3 làng: Kim Cốc, Hữu Lại và Chỉ Trung.

Từ năm 1958 trở đi tên gọi và địa giới các làng có sự thay đổi. Năm 1958 đến đầu năm 1960 thực hiện phong trào hợp tác hoá xã Mai Lâm thành lập 10 hợp tác xã nhỏ trong đó làng Kim Cốc có 5 hợp tác xã (Tháp Sơn, Kim Sơn, Kim Phú, Kim Mã, Kim Đồng), làng Hữu Lại có 4 hợp tác xã (Hữu Đạo, Hữu Đức, Hữu Nhân, Hữu Tài), làng Chỉ Trung có 1 hợp tác xã là hợp tác xã Tân Thành, nửa cuối năm 1960 10 hợp tác xã nhỏ trên hợp nhất thành 3 hợp tác xã lớn, 5 hợp tác xã ở làng Kim Cốc hợp thành hợp tác xã Kim Tiến, 4 hợp tác xã của làng Hữu Lại hợp thành hợp tác xã Trường Thành, hợp tác xã Tân Thành giữ nguyên.

Năm 1974 sáp nhập hợp tác xã Tân Thành và hợp tác xã Trường Thành thành hợp tác xã Trung Thành. Năm 1977 hợp tác xã Kim Tiến sáp nhập với hợp tác xã Trung Thành thành hợp tác xã toàn xã (Hợp tác xã Mai Lâm).

Năm 1980 hợp tác xã toàn xã lại tách thành 3 hợp tác xã nhỏ là hợp tác xã Kim Tiến, hợp tác xã Trường Thành và hợp tác xã Tân Thành.

Năm 1983 thành lập hợp tác xã lâm thời Hải Lâm, năm 1990 thực hiện chủ trương của cấp trên 4 hợp tác xã trên đổi thành 4 thôn gồm: Kim Tiến, Trường Thành, Tân Thành và Hải Lâm.

Năm 2007 thực hiện Quyết Định số 1845/QĐ-UBND ngày 25/6/2007 của UBND tỉnh Thanh Hoá thôn Trường Thành tách ra thành 5 thôn: Hữu Đạo, Hữu Đức, Hữu Nhân, Hữu Tài và Hữu Nam, thôn Kim Tiến được tách thành 4 thôn: Tháp Sơn, Đại Đồng, Sơn Phú và Bản Cát, thôn Tân Thành và Hải Lâm được giữ nguyên. Hiện nay xã Mai Lâm gồm 11 thôn: Hữu Đạo, Hữu Đức, Hữu Tài, Hữu Nhân, Hữu Nam, Tháp Sơn, Đại Đồng, Sơn Phú, Bản Cát, Tân Thành, Hải Lâm.

Theo Quyết định số 3110/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đổi tên; chuyển thôn thành khu phố; sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Phường Mai Lâm sau khi sáp nhập, cộng đồng dân cư được phân bố ở 7 Tổ dân phố, cụ thể như sau:

1. Tổ dân phố Hải Lâm có 311 hộ, 1175 người, diện tích 241.18 ha;

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp Tổ dân phố Hữu Tài; Phía Tây giáp xã Tân Trường; Phía Nam xã Trường Lâm; Phía Bắc giáp xã Tùng Lâm

- Chi bộ có 23 đảng viên; Ban Công tác Mặt trận có 6 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 29 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 44 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 109 hội viên; Chi hội Nông dân có 47 hội viên;

- Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 5 người là Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng Chi đoàn, Chi hội.

2. Tổ dân phố Hữu Tài có 315 hộ, 1208 người, diện tích 268.2 ha;

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp Tổ dân phố Tân Thành; Phía Tây giáp Tổ dân phố Hải Lâm; Phía Nam giáp phường Hải Thượng và phường Trường Lâm; Phía Bắc giáp Tổ dân phố Hữu Nhân.

- Chi bộ có 18 đảng viên; Ban Công tác Mặt trận có 6 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 32 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 22 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 95 hội viên; Chi hội Nông dân có 44 hội viên;

- Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 5 người là Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng Chi đoàn, Chi hội.

3. Tổ dân phố Hữu Nhân có 294 hộ, 1.154 nhân khẩu, diện tích 223 ha.

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp Tổ dân phố Tân Thành; Tây giáp Tổ dân phố Hải Lâm; Phía Nam giáp Tổ dân phố Hữu Tài;Phía Bắc giáp Tổ dân phố Hữu Lại.

- Chi bộ có 24 đảng viên; Ban Công tác Mặt trận có 6 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 20 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 42 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 109 hội viên; Chi hội Nông dân có 29 hội viên;

- Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 5 người là Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng Chi đoàn, Chi hội

4. Tổ dân phố Hữu Lại có 256 hộ, 1104 người, diện tích 238.2 ha;

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp Tổ dân phố Kim Phú mới; Phía Tây giáp xã Tùng Lâm; Phía Nam giáp Tổ dân phố Hữu Nhân; Phía Bắc giáp phường Trúc Lâm.

- Chi bộ có 27 đảng viên; Ban Công tác Mặt trận có 6 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 30 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 28 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 129 hội viên; Chi hội Nông dân có 40 hội viên;

- Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 5 người là Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng Chi đoàn, Chi hội.

5. Tổ dân phố Tân Thành; có 462 hộ; Dân số: 1602 người; Diện tích: 180.6 ha.

- Vị trí địa lý:

+ Phía Đông giáp phường Tĩnh Hải;

+ Phía Tây giáp Tổ dân phố Hữu Tài;

+ Phía Nam giáp đất phường Hải Thượng ;

+ Phía Bắc giáp Tổ dân phố Hữu Nhân;

6. Tổ dân phố Kim Sơn có 269 hộ, 1087 người, diện tích 269 ha;

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp phường Tĩnh Hải; Phía Tây giáp Tổ dân phố Hữu Lại; Phía Nam giáp Tổ dân phố Kim Phú; Phía Bắc giáp phường Trúc Lâm

- Chi bộ có 21 đảng viên; Ban Công tác Mặt trận có 6 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 17 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 46 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 97 hội viên; Chi hội Nông dân có 70 hội viên;

- Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 5 người là Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng Chi đoàn, Chi hội.

7. Tổ dân phố Kim Phú có 365 hộ, 1213 người, diện tích 359.5 ha;

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp phường Tĩnh Hải; Phía Tây giáp Tổ dân phố Hữu Lại; Phía Nam giáp phường Hải Thượng; Phía Bắc giáp Tổ dân phố Kim Sơn.

- Chi bộ có 40 đảng viên; Ban Công tác Mặt trận có 6 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 27 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 60 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 132 hội viên; Chi hội Nông dân có 125 hội viên;

- Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 5 người là Trưởng Ban công tác Mặt trận, Trưởng Chi đoàn, Chi hội.

Căn cứ Nghị quyết số 933/NQ-UBTVQH14, ngày 22/4/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Xã Mai Lâm đổi thành phường Mai Lâm.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)